Một ván ép coppha bao gồm những gì?

Một trong những vật liệu phổ biến thường xuyên được sử dụng dùng làm khuôn đổ bê tông tại các công trình xây dựng, không những vậy, vật liệu này còn giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, rút ngắn được thời gian thi công đó chính là ván ép coppha. Vậy một ván ép coppha hoàn chỉnh bao gồm những gì hãy cùng Việt Mỹ Anh tìm hiểu ngay nhé. 

Cấu tạo

Cấu tạo ván ép phủ phim gồm 3 phần chính: lớp keo, ruột ván và lớp phim.

Keo

Keo là yếu tố quan trọng quyết địn ván có chịu được nước hay không. Thông thường có 3 loại keo chính:

  • Phenolic có thể chịu được nước sôi ít nhất 12 giờ, lực liên kết giữa các lớp gỗ tốt.
  • Melamine chịu được nước sôi trong 4 giờ.
  • MR (Urea formaldehyde) được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Loại keo này thường trộn với Melamine theo tỷ lệ 12% Melamine và 88% MR hoặc 15% Melamine và 85% MR.
  • Khi cắt tấm ván để đúc cột hoặc đà, nước thấm vào có làm hư ván hay không là do keo. Nếu nhà sản xuất không dùng 100% keo Phenolic, các lớp gỗ sẽ bong ra sau 2-3 lần đổ bê tông.

Ruột ván và ép nhiệt

Đây là yếu tố quyết định độ bền và khả năng chịu lực. Có 3 loại nguyên liệu chính để làm ruột gồm gỗ cứng nhiệt đới, sơ dừa và Bạch Dương. Quá trình sấy và ép nhiệt vừa tăng độ kết dính của keo vừa tăng độ chịu lực của tấm ván.

Chất lượng ruột có 3 loại:

  • Loại A: nối tối đa 4 tấm theo chiều dài. Gỗ sấy trong 20 phút, ép nguội 1 giời, ép nhiệt 30 phút, chịu lực tốt, ít bị rỗng ruột (bộng).
  • Loại B: nối tối đa 8 tấm theo chiều dài. Gỗ sấy trong 10 phút, ép nhiệt 10 phút.
  • Loại C: không giới hạn mối nối. Gỗ sấy trong 10 phút, ép nhiệt 10 phút, ruột có rất nhiều lổ rỗng.

Quá trình sấy và ép nhiệt vừa tăng độ kết dính của keo vừa tăng độ chịu lực của tấm ván.

Lực ép ruột ván : Tối thiểu 120 tấn/m2.

Ruột ván là yếu tố quyết định độ bền và khả năng chịu lực

Ứng dụng của ván ép phủ phim

  • Có khả năng chịu lực cao, đáp ứng được tiêu chí an toàn trong xây dựng.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ thi công lắp đặt. Có thể tái sử dụng nhiều lần giúp giảm được chi phí, rút ngắn thời gian thi công.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu có nhu cầu phải cưa, cắt tấm ván thì ngay sau đó, bạn phải sơn chống thấm hoặc quét keo lại cho các cạnh ván. Tránh để lâu vì hơi ẩm, nước sẽ xâm nhập làm phồng rộp ván, rất chóng hỏng.
  • Khi trên bề mặt ván xuất hiện bất kỳ vết xước, thủng nào thì cũng cần phải sơn chống nước, quét các loại keo chống nước cho ván.

Mọi thông tin chi tiết về ván ép coppha quý khách vui lòng liên hệ với Việt Mỹ Anh theo địa chỉ: 

CÔNG TY TNHH VIỆT MỸ ANH

Địa chỉ: 410/22 Tổ 6, Khu Phố Tân Lập, Phường Phước Tân, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Nhà máy sản xuất: Khu Phố Tân Lập, Phường Phước Tân, TP Biên Hòa, T Đồng Nai

Điện thoại: 0903 735 726

Email: vietmyanh.co@gmail.com

Website: www.vanepcoppha.net

< Trở lại